Thứ Ba , Tháng Mười Hai 3 2024
Trang chủ / Cẩm nang du lịch / Top 10 lễ hội nổi tiếng nhất Bình Định

Top 10 lễ hội nổi tiếng nhất Bình Định

Du lịch Quy Nhơn – Bình Định bạn không những được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp – lịch sử lâu đời mà còn được tìm hiểu nét đẹp văn hóa qua nhiều lễ hội rất đặc sắc của địa phương.

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn Bình Định

Đây là lễ hội được tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân từ ngày mùng 4 – 5 âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung thuộc thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn mang nhiều ý nghĩa, không chỉ để tưởng nhớ đến công lao to lớn của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ với trận Ngọc Hồi Đống Đa lừng lẫy một thời, mà lễ hội còn có ý nghĩa gìn giữ nét đẹp truyền thống cho thế hệ nay và mai sau để thêm yêu quý và tự hào về quê hương, đất nước mình.

Ghé Thăm Bảo Tàng Quang Trung – Nơi Gìn Giữ Lịch Sử Dân Tộc

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn

Lễ hội này không chỉ thu hút đông đảo người dân trong cả nước tham gia mà còn hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài du lịch ở Quy Nhơn dịp này. Lễ hội được diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống và các trò chơi dân gian hấp dẫn. Phần lễ tế được tổ chức trang trọng ở chính điện Tây Sơn với nghi thức đọc sớ tế, dâng hương hoa cùng dàn kèn trống âm vang, hào hùng, tạo nên một không khí lễ hội rất sôi động và hấp dẫn.

Sau phần lễ tế là phần hội, người dân và du khách khi đến đây sẽ được chứng kiến những màn múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng, những tiết mục võ thuật vô cùng đặc sắc được biểu diễn bởi các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân có tên tuổi hàng đầu của đất võ Bình Định. Bảo tàng Quang Trung sẽ là một trong những điểm du lịch ở Quy Nhơn mà bạn không nên bỏ qua đặc biệt khi đi du lịch vào dịp lễ hội này.

Lễ hội Cầu Ngư

Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống, gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Cũng giống như nhiều lễ hội cầu ngư của người dân ở các tỉnh ven biển khác, lễ hội cầu ngư ở Bình Định mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi) và cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11-15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn.

Lễ hội cầu ngư

Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với 2 phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: Kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Và các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách.

Lễ hội Chợ Gò

Hàng năm vào đúng ngày mùng 1 tết âm lịch, tại thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra lễ hội Chợ Gò – một trong những lễ hội Bình Định nổi tiếng. Đây là phiên chợ mang đậm nét văn hóa của người dân miền đất võ Bình Định.

Tham quan Chợ Gò vào dịp lễ này, bạn sẽ mua được những sản vật của địa phương như trầu cau, vôi Trường Úc, cá tôm tươi được đánh bắt trên đầm Thị Nại, bánh ít lá gai, nem chợ Huyện, rượu nếp và rượu gạo Trường Úc…Lễ hội Chợ Gò Bình Định với sự độc đáo, mang đậm nét văn hóa cổ truyền dân tộc đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xếp trong “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”. Đây cũng là một trong các địa điểm du lịch ở Quy Nhơn hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.

>>> Cập nhật cẩm nang du lịch Quy Nhơn mới nhất tại đây.

Lễ hội Chợ Gò Tuy Phước

Lễ hội Chùa Ông Núi

Lễ hội Chùa Ông Núi là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 24 – 25 tháng giêng, tại chùa Ông Núi, thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định. Ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định, tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Chóp Vung – đỉnh cao nhất của dãy núi Bà. Hàng năm cứ vào ngày này, người dân và du khách thập phương lại chen chúc nhau đến đây để đi lễ, cầu tài lộc, bình an và cùng nhau trẩy hội.

Lễ hội này cũng chính là ngày giỗ của hòa thượng Thích Trừng Tịnh, người đã có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của chùa. Du khách đến với lễ hội sẽ có cơ hội tham quan, làm lễ tại chùa, đặc biệt nhất là được tận mắt chiêm ngưỡng bức tượng Phật cao 69m – một trong những tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.

Bức tượng Phật cao 69m tại chùa Ông Núi

Lễ hội đua thuyền

Du lịch Quy Nhơn bạn có thể ghé tới tại thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, Huyện Tuy Phước, Bình Định và mùng 2 tết âm lịch hàng năm để khám phá lễ hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông Gò Bồi. Lễ hội này được tổ chức nhằm thể hiện sức mạnh của những ngư dân vùng sông nước, đem lại niềm vui, xóa đi bao nỗi nhọc nhằn của một năm lao động vất vả. Đồng thời, đây cũng là lễ hội để cầu ước một năm mưa thuận gió hòa, con người bình an, cuộc sống no đủ.

Lễ hội diễn ra với một khung cảnh rất sôi động, hai bên đường cột cổng chào được trang trí lộng lẫy với đủ màu sắc cùng hàng cờ phướn tung bay. Còn dưới dòng sông xanh, những chiếc sõng câu, thuyền lớn những vật dụng dùng để mưu sinh hàng ngày của bà con ngư dân nay đã được trang trí sặc sỡ với nhiều hình tượng, như: Thần tài, thổ địa và rồng… làm rực rỡ cả khúc sông. Ngoài ra, trước thời gian diễn ra đua thuyền, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện còn tổ chức biểu diễn văn nghệ trên thuyền càng tạo thêm sự sôi động và hấp dẫn cho lễ hội.

Lễ hội đua thuyền Bình Định

Lễ hội đua thuyền Bình Định

Lễ hội Đèo Nhông

Đèo Nhông là một trong những địa danh nổi tiếng ở Bình Định, gắn liền với những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là trận địa phục kích của lực lượng vũ trang Quân khu V và bộ đội địa phương Bình Định. Chính vì vậy tại Đèo Nhông, Đảng bộ đã cho xây dựng tượng đài, công trình di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia có tên Chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu. Lễ hội được tổ chức vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng đã hy sinh trong trận chiến này để bảo vệ đất nước.

Lễ hội này gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Sau phần lễ ôn lại truyền thống, tại khu vực Đài chiến thắng Đèo Nhông – Dương liễu đã diễn ra phần hội vô cùng sôi động, vui tươi với các chương trình nghệ thuật đặc sắc như múa lân, ca hát; hoạt động thể dục thể thao và các trò chơi dân gian đã thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ. Ngày hội diễn ra vừa bổ ích vừa thú vị, để lại nhiều ấn tượng đẹp, phát huy được tinh thần dân tộc, khí phách của người Đèo Nhông – Dương liễu.

Người dân làm lễ tại Đài chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu

Người dân làm lễ tại Đài chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

Lễ hội Đô thị cổ nước mặn

Lễ hội Đô thị nước mặn là lễ hội diễn ra từ ngày 30 đến mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc về văn hóa, tín ngưỡng của người dân đất võ trời văn Bình Định nhằm tưởng nhớ về các bậc tiền nhân, những người đã tạo nên thương cảng Nước Mặn sầm uất, có tên trong nhiều hải đồ thương cảng thế giới.

Lễ hội được diễn ra với nhiều nghi thức trang trọng. Phần tế lễ thể hiện rõ tinh thần dung hợp tín ngưỡng Việt – Hoa trong đời sống tâm linh của người dân Nước Mặn. Sau tế lễ người dân sẽ vào chùa cầu cúng và dự hội. Phần hội diễn ra vô cùng sôi động và đặc sắc với nhiều môn thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống như: Đập ấm, đi cà kheo, nhảy bao bố…Nếu bạn đi du lịch Quy Nhơn tự túc thì cũng có thể ghé tới đây tham gia và khám phá lễ hội này nhé.

Lễ hội Làng rèn Tây Phương Danh

Hàng năm người dân Tây Phương Danh đã tổ chức lễ hội làng rèn, kéo dài từ ngày 12-14/2 âm lịch. Lễ hội này không những quy tụ những hộ đang hành nghề tại địa phương mà còn lôi cuốn cả những người đang hành nghề rèn trên toàn tỉnh. Lễ hội chính là một hoạt động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của những người thợ rèn đối với người khai sinh ra nghề rèn trên Bình Định.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, hàng ngàn người dân trong nghề sẽ đến đây đứng trước bàn thờ Tổ khấn nguyện cho quốc thái dân an, bày tỏ lòng biết ơn của những thế hệ được thừa hưởng nghề đối với tiền nhân và cầu xin cho sự phồn vinh luôn ưu ái với nghề rèn. Sau đó, là các hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi như: Hát bộ truyền thống, các trò chơi dân gian (kéo co, đập ấm…) và các chương trình văn nghệ quần chúng vô cùng sôi động, hấp dẫn.

Trò chơi dân gian trong lễ hội làng rèn Tây Phương Danh

Trò chơi dân gian trong lễ hội làng rèn Tây Phương Danh

Lễ hội Đổ giàn An Thái, thị xã An Nhơn

Đổ giàn An Thái là một lễ hội văn hóa đặc sắc của người dân Bình Định. Lễ hội này được tổ chức 5 năm một lần vào ngày 16 – 17 tháng 7 âm lịch tại Chùa Ngũ Bang Hội Quán thuộc thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Trong lễ hội sẽ có một đàn cúng cao khoảng 10m làm bằng tre hoặc gỗ, được gọi là giàn. Trên giàn gồm các đồ cúng như hương, hoa quả, trà và một chú heo quay. Mỗi làng sẽ có một thanh niên khỏe mạnh làm người đại diện, khi vị chủ tế hô lên, cuộc tranh tài giữa các võ sĩ bắt đầu. Họ sẽ lên giàn, cướp lấy chú heo và khéo léo để đưa về địa điểm an toàn. Hội đổ giàn không chỉ là một cuộc tranh tài lý thú và hấp dẫn, mà còn là nét văn hóa đặc sắc của một vùng quê giàu tinh thần thượng võ. Trong những ngày diễn ra hội đổ giàn, còn có nhiều hoạt động phong phú khác như hát bội, phóng sanh, múa lân…

Festival võ thuật Bình Định

Bình Định nổi tiếng với tên gọi là miền đất võ, nơi lưu giữ những môn võ cổ truyền nổi tiếng Việt Nam – một di sản văn hóa quý báu, có sức lan toả mạnh mẽ đến nhiều quốc gia. Chính vì vậy, cứ 2 năm một lần, tại Bình Định Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam được tổ chức. Đây là dịp để các môn phái võ cổ truyền Việt Nam trong nước và quốc tế tụ hội về thi đấu, biểu diễn, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh võ cổ truyền Việt Nam trong nước và trên thế giới.

Festival võ thuật Bình Định

Festival võ thuật Bình Định

Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương dâng hoa tại Bảo tàng Quang Trung và Đàn tế Trời đất nhằm tưởng nhớ công đức của Hoàng đế Quang Trung và các văn thần, võ tướng của phong trào Tây Sơn hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc; lễ khai mạc với nhiều tiết mục phong phú như nghi lễ tôn vinh Tổ nghiệp; và nhiều hình thức diễu hành kết hợp với biểu diễn nghệ thuật đường phố như: Biểu diễn quyền thuật; bài chòi; tái hiện các tích trò, các giai thoại lịch sử; trình diễn trang phục, nhạc võ Bình Định…, lễ hội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân và du khách.

Hy vọng rằng qua bài chia sẻ về những lễ hội nổi tiếng ở Bình Định này các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, thêm hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của vùng đất này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết

Xem thêm: Các Tour du lịch Quy Nhơn 1 ngày tại Quang Minh Tourist 

Nguồn: Sở du lịch Bình Định

Hãy Gọi Ngay 09355 38339  (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI HẤP DẪN…

Về Quang Minh tourist

Với phương châm “Nơi bạn tìm thấy chính mình”, chúng tôi mong muốn luôn được là người bạn đồng hành thân thiết của Quý khách trên mỗi buớc đi tìm sự mới mẻ, thú vị trong cuộc sống và bạn được chào đón như gia đình đình thứ hai của mình, Các bạn hãy đi trải nghiệm và đừng quên đến với QUY NHƠN - BÌNH ĐỊNH.

Nỗi bật

Tại Sao Gọi Đảo KỲ CO Là Thiên Đường “Maldives” Của Việt Nam

Chào bạn !      Đảo KỲ CO cách TP.Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 25 …

ĐIỂM CẮM TRẠI QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH

Khu dã ngoại Trung Lương Khu dã ngoại Trung Lương nằm ở biển Trung Lương, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *